INTRODUCTION

27.7.08

Alain VU, Sopraniste

Cet artiste est inconnu sur le territoire, pourtant il est né à Nouméa en 1956 et peut-être que certain se souviennent de lui. Comme beaucoup de vietnamiens, sa famille et lui ont fait partie des rapatriements des années 1960 et c’est au Vietnam que se développe sa passion pour le chant et ce, dans une catégorie rarissime de sopraniste. De retour à Nouméa dans les années 1980, on lui proposa d’aller se perfectionner en Australie. Ce fut le début d’un beau parcours résumé ci-dessous et trouvé sur voilyrique.musicblog.fr .

Alain VU est actuellement au Vietnam comme j’ai pu le constater dans des récents articles de presse.



-Diplômé du Conversation National de danse, de chorégraphie et de chant du Nord du Vietnam (Viet Bac)
-Diplômé de l'Ecole de chant d'art lyrique de Daymok à Sydney, Australie.
-Diplômé de l'Ecole Nationa Supérieure de chant de Paris.
Il a suivi les cours de Master Class de chant de Mme Joan Sutherland, soprano romantique.
Il a travaillé avec Mme Josyane Hu, soprano lyrique romantique, Barbara Leifer,mezzo soprano de l'Opera de New York, Denise Aignerelle, soprano lyrique romantique.
Il a travaillé la technique vocale lyrique avec Mme Peggy Bouveret, soprano lyrique, professeur au CNSM de Paris et a l'Ecole Normale de Musique de Paris.
En 1997, il a reçu le 1er Prix de Chant au Concours "Ile de France" à Paris.
En 1998, il a reçu le 1er Prix de Chant Public au Concours International à Marmande.
En 2000, il a reçu le 1er Prix au Concours de Chant International à Sydney, Australie.
Médaille d'or dans plusieurs festivals nationaux au Vietnam.
-Il chante dans "Le rôle de Cherubin", dans "Les Noces de Figaro" de Mozart, de Siebel, dans "Faust" de Gounod et " Orphée et Euridice" de Gluck.
-Il a donné de nombreux concerts récitals en France, Italie, Belgique, Sydney (Australie), Allemagne, Barcelone (Espagne), Japon, Vietnam...




Voi Che Sapete - Canzone de Cherubin (Extrait des Noces de Figaro)- Mozart - Alain Vu

Chàng trai gốc Việt có giọng ca thiên phú
Cập nhật lúc : 2:44 PM, 25/07/2008
Nam ca sĩ Alain Vũ được trời phú giọng hát mang âm sắc của giọng nữ cao (sopranist) từng đạt nhiều giải âm nhạc quốc tế. Bôn ba nhiều nước trên thế giới, mong mỏi lớn nhất của Vũ là được trở về hát phục vụ người thân và đồng bào ở quê nhà.
Đứng giữa Trung tâm biểu diễn tại Nhạc viện TP HCM đêm trung tuần tháng 7, với những ca khúc trữ tình quen thuộc như Diễm xưa, Đêm đông… Alain Vũ chinh phục khán giả phương Nam bằng chất giọng nữ cao độc đáo, truyền cảm. Anh cho biết, toàn bộ số tiền từ chương trình sẽ được êkip thực hiện chương trình dành tặng cho trẻ em khuyết tật, nghèo của thành phố.
Alain Vũ có tên tiếng Việt đầy đủ là Vũ Thanh Tuyển, sinh năm 1956 tại Nouméa, thủ phủ của Nouvelle Calédonie ở châu Đại Dương (được người Việt biết đến dưới cái tên Tân Đảo).

-
Đam mê ca hát
Lên 4 tuổi, Alain Vũ về nước sống với ông bà nội tại thành phố Thái Nguyên. Ngay từ nhỏ, Alain Vũ thích hát và luôn mơ ước trở thành ca sĩ. Tốt nghiệp phổ thông trung học, cậu bé Vũ thi vào trường nghệ thuật Việt Bắc để được theo đuổi sự nghiệp ca hát. Tại đây, một cô giáo người Tày phát hiện ra chất giọng lạ của Vũ. Cô khuyến khích và dạy Vũ phát huy ưu thế này để đi lên trong sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, Alain Vũ vào làm việc tại đoàn nghệ thuật Quân khu Việt Bắc. Trong nhiều năm, anh là một trong những ca sĩ tiêu biểu trong các phòng trào văn hóa nghệ thuật, thường xuyên đi hát, phục vụ bà con dân tộc thiểu số.

Năm 1978, để đoàn tụ với bố mẹ và được nâng cao trình độ nhạc lý cũng như kỹ thuật biểu diễn ở nước ngoài, Alain Vũ trở lại Nouméa, thành phố lớn nhất của Tân Đảo. Tại đây, anh vừa học vừa làm để có tiền trang trải cuộc sống và giúp đỡ gia đình. “Lập nghiệp nơi xứ người cũng chẳng dễ dàng gì, nhưng những ngày tháng này giúp cho tôi hiểu được ý nghĩa của cuộc sống”, Alain Vũ tâm sự.
Công việc ưa thích của Vũ là cùng các bạn trong ban nhạc chơi những bài hát truyền thống của Nouvelle Calédonie, các bài dân ca Việt Nam… Một lần, có một người khách nước ngoài đã thích giọng cao, trong của anh. Ông khuyến khích và tài trợ anh sang Australia học nâng cao thanh nhạc.

12 năm ở Australia là bước đệm để Vũ có được nhiều chuyến đi biểu diễn sau này. Chính từ đây, anh có cơ hội để luyện và phát triển chất giọng đặc biệt của mình: giọng sopranist (nữ cao). Kể cả Vũ, trên thế giới có chưa đến một chục ca sĩ hát được giọng sopranist.

-
Dùng tiếng hát làm cầu nối
Giọng sopranist thường có âm vực rất rộng. Do cấu tạo đặc biệt của thanh đới, nam ca sĩ giọng sopranist có thể hát những bài hát và tác phẩm viết cho soprano (giọng nữ cao), mezzo-soprano (giọng nữ trung) và alto (giọng nữ trầm) với những đặc thù khác nhau của từng chất giọng. Nam ca sĩ có giọng hát mang âm sắc của giọng nữ cao (sopranist) là "thiên phú". Alain Vũ vì thế được mời đi hát ở nhiều nước trên thế giới. Năm 2000, Vũ đạt giải nhất tại Concours International ở Sydney; năm 2007, Vũ hát đơn tại Festival Lyriques d’Aix ở Pháp (những khúc hát của 2 bậc thầy Mozart và Haendel).
Bôn ba khắp các nước Pháp, Australia, Italia, Mỹ, niềm mong mỏi lớn nhất của Vũ là được trở về hát phục vụ người thân và đồng bào mình. Chính vì vậy, Vũ nỗ lực trong các hoạt động làm cầu nối nghệ thuật, ca hát giữa quê hương với kiều bào.
Những năm gần đây, nhiều người Việt sang Tân Đảo định cư. Riêng tại Nouméa hiện tại có khoảng 2.000 - 3.000 kiều bào sinh sống. Alain Vũ chính là thành viên tích cực, duy trì mối liên lạc giữa Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài với Hội người Việt Nam yêu nước tại đây.
Năm 2000, sau chuỗi ngày dài xa quê, lần đầu tiên Alain Vũ trở về Việt Nam lưu diễn từ thiện. Vũ cùng với một số kiều bào khác, phối hợp với Nhạc viện TP.HCM tổ chức đêm nhạc ủng hộ cho các em học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Tiếp sau chuyến lưu diễn này, cứ hai năm một lần, Alain Vũ lại trở về để góp mình cùng những chương trình quyên góp tiền cho trẻ em. “Giọng hát tôi có được là do trời phú, vì vậy tôi hát chính là để tri ân lại với đời”, Alain Vũ tâm sự.
Vừa ca hát, vừa làm quản lý một khách sạn 5 sao tại Paris, Alain Vũ luôn bận rộn. Tuy vậy, anh dự định cuối năm nay sẽ trở về một lần nữa thực hiện buổi biểu diễn tại nơi chôn rau, cắt rốn, lấy tiền ủng hộ trẻ em vùng sâu, xa.
Vân Nhi


Sopranist Alain Vu to entertain HCMC’s audiences
Updated on 7/14/2008 at 11:7
Vietnamese-French soprano Alain Vu is to give a performance in the Conservatory of Ho Chi Minh City on the evening of July 18th after a two year absence.

Alain Vu is blessed with superb voice for classical music. The singer is able to sing the vocal tessitura of a soprano through the use of a falsetto vocal production.

In Asia, there are only two sopranos, Alain Vu and a Japanese artist. Alain Vu said that all earnings from this performance will go to handicapped children in Ho Chi Minh City. He will also give two scholarships to students of the city conservatory.

In November, soprano Alain Vu will carry out an unspecified project in his home town of Thai Nguyen.
(CPV/PANO)
Source :
cpv.org.vn


Thứ Tư, 19/07/2006, 06:21 (GMT+7)
Alain Vũ “khoe” giọng nữ cao
TT - Tối 21-7 tại khán phòng Nhạc viện TP.HCM sẽ diễn ra một chương trình đặc biệt: giới thiệu giọng sopranist (nữ cao). Đặc biệt bởi trên thế giới hiện chỉ có bảy nam ca sĩ có giọng sopranist.
Đặc biệt hơn, một trong bảy ca sĩ này là Việt kiều Pháp - Alain Vũ Thanh Tuyển (thường gọi là Alain Vũ).
Năm 2002, Alain Vũ đã có một buổi trình diễn riêng tại Nhà hát Giao hưởng vũ kịch VN. Về VN lần này, Alain Vũ thực hiện một chương trình tương tự ở TP.HCM.
Hơn thế nữa, anh muốn trao đổi những kỹ thuật thanh nhạc cao cấp đã học được và tìm kiếm nhân tài của "dòng nhạc hàn lâm" để cùng anh xây dựng một số dự án âm nhạc đặc biệt.
"Dù sinh ra ở Pháp nhưng tâm hồn tôi luôn hướng về VN" - Alain Vũ mở đầu câu chuyện khi trao đổi với Tuổi Trẻ.
* Anh biết mình có chất giọng lạ từ khi nào?
- Bốn tuổi, tôi về VN, sống ở Thái Nguyên (quê của Alain Vũ - NV) và 19 năm sau tôi mới quay lại Pháp. Từ bé tôi đã bộc lộ năng khiếu ca múa. Tuy nhiên đến khi được bảy, tám tuổi tôi mới nhận thức được rằng mình có chất giọng quí hiếm. Chị Mạc Hồng Nở - giảng viên Trường thanh nhạc Việt Bắc - đã nói cho tôi biết.
* Và anh bắt đầu tập luyện từ đó?
- Thật ra lúc đó tôi là diễn viên múa của Đoàn nghệ thuật Quân khu Việt Bắc. Ngày ấy tôi ca hát vì thích chứ chưa được học hành gì. Khi chị Nở phát hiện ra chất giọng lạ của tôi đã kèm thêm thanh nhạc cho tôi. Cô Thúy Hiền (mẹ ca sĩ Trần Thu Hà - NV) cũng dạy tôi được một ít.
* Sau đó anh đã phát triển "giọng trời cho" của mình thế nào?
- Tôi tham gia rất nhiều hội diễn ở Thái Nguyên và liên tục đoạt giải. Năm 1975-1976, tôi đoạt giải thưởng toàn quân...
* Và anh đã quay lại "kinh đô ánh sáng" để thọ giáo những bậc thầy về thanh nhạc?
- Lúc đầu, tôi chọn học ở Trường Thanh nhạc nghệ thuật Daymok, Sydney, Úc. Học xong năm năm, đi hát ở Úc một thời gian rồi tôi trở về Pháp. Thấy mình còn "non" nghề quá, tôi thi vào Nhạc viện Quốc gia Paris và tốt nghiệp tại đây.
Sau đó tôi cũng theo học với bà Barbara Leifer - ca sĩ giọng mezzo soprano Nhà hát Opera New York và các khóa master class về thanh nhạc của bà Fran5coise Galais - ca sĩ giọng mezzo soprano Nhà hát Opéra Paris.
* Với chất giọng quá đặc biệt, anh có cần phải luyện tập nhiều?
- Tuy là giọng trời cho đấy nhưng cũng phải tập luyện (gần như hằng ngày) và giữ gìn rất kỹ lưỡng. Nếu ngưng tập chừng hai tuần cũng có thể bị mất giọng. Trong lúc luyện tập phải rất chú ý để có thể hát thật chuẩn với âm thanh, cao độ của giọng nữ trung và cao.
Kỹ thuật hát trước vài chục người sẽ khác với hát trước vài trăm người, vài ngàn người. Tất cả đều phải luyện rất công phu.
Hơn nữa, thanh quản của những ca sĩ như tôi rất nhạy cảm. Mùa đông phải giữ thật ấm, tránh để viêm họng. Mùa xuân phải đề phòng một số phấn hoa (ở châu Âu) có thể gây dị ứng...
* Anh thường chêm vào vài ba ca khúc VN trong những buổi trình diễn của mình. Còn tại những cuộc thi anh luôn thể hiện những ca khúc VN. Điều gì khiến anh tự tin là khán thính giả, giám khảo nước ngoài sẽ chấp nhận những ca khúc gần như hoàn toàn mới lạ mà họ cũng không hiểu lời?
- Với khả năng ca múa, tôi đã dựng một vài vở kịch múa như Người Hà Nội, Giữ trọn niềm tin, Đất nước chào thế kỷ... Tuy không hiểu lời của ca khúc Việt nhưng khán thính giả và giám khảo phần lớn đều thích giai điệu của những khúc ca VN.
Riêng ở những cuộc thi thì kỹ thuật thanh nhạc được chú trọng. Ví dụ như bài Trước ngày hội bắn, tôi đối ca bằng hai giọng nam - nữ. Hay như bài Bóng cây kơnia, ngoài giọng nữ cao thật chuẩn, tôi còn pha thêm chút âm sắc Tây nguyên vào giọng hát...
Tôi rất vui và tự hào khi sau những buổi trình diễn của mình có những giám khảo, khán giả đến và hỏi tôi rằng VN cũng có những ca khúc kỹ thuật đến thế cơ à.
* Vậy trong chương trình tại TP.HCM vào ngày 21-7, anh sẽ hát những gì?
- Tôi sẽ hát ba ca khúc Hồ trên núi, Bài ca hi vọng và Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó cùng một số trích đoạn nhạc kịch của Ý và Pháp.
Sẽ có phần giao lưu với ca sĩ Anh Bằng, Ánh Tuyết và giảng viên Măng Thị Hội. Với chương trình này, tôi sẽ dành toàn bộ tiền vé bán được để ủng hộ quĩ học bổng "Sinh viên vượt khó và khuyến khích tài năng trẻ" của Nhạc viện TP.HCM.
QUỲNH NGUYỄN thực hiện

2 commentaires:

Anonyme a dit…

Xin chào Alain Vũ,

Minh hiện ở Hà Nội và cũng sinh tại NC, trước khi về VN đầu năm 1961, mình ở Vallée dé Colons, Nouméa. Có nghe và biết về tài năng của Vũ và rất "vinh hạnh được thơm lây" vì cùng là "niaoulis" như Ông Bà và Ba Má Vũ vẫn gọi chúng mình. Rất muốn một ngày nào đó được gặp Vũ ở Hà Nội/ Thái Nguyên.

Chúc Vũ hạnh phúc và thành công.

Minh - Hà Nội
pvgiao@yahoo.com

Unknown a dit…

Chào chú. Con có chút thắc mắc về tiểu sử mà chú viết. Con nghĩ "Ile de France" chỉ là 1 cuộc thi karaoke thôi, còn Prix de Chant Public au Concours International à Marmande, theo con biết thì có giới hạn độ tuổi tham gia từ 18 tớ 33 tuổi, mà vào năm đó thì chú đã 42 tuổi rồi. Còn trường Daymok ở Sydney thì con chưa nghe tên bao giờ cả.
Xin lỗi nhưng theo con nhận xét thì giọng chú còn rất "yếu" để được gọi là soprano, phần falsetto của chú không tốt, còn giọng hát thì ko có dynamics, lúc lên cao thì bị đứt quãng. Con chưa nghe chú hát những bản khó nên cũng chưa thể nhận xét gì thêm. Nhưng mà thậm chí giọng chú cũng chưa thể bằng Countertenor nữa. Soprano ko phải chỉ có "touch" được những note cao là được. Ok, cứ miễn cưỡng cho là chú thuộc soprano như chú nói, thì chú thuộc loại soprano nào chứ? chắc ko thể là dramatic, hay spinto rồi, con ko thể nhận dạng được giọng của chú.
Con ko biết những bài báo ở Vn do vô tình hay cố ý mà thổi phồng lên như vậy. Giọng chú làm sao có thể so với: Andreas Scholl, Vitas, Radu Marian..., và cả giọng ca castrato huyền thoại như Farinelli được kia chứ.
Có thể con hơi quá đáng trong bài viết này, nhưng đây sẽ là phản ứng của bất cứ sinh viên Việt Nam nào có học âm nhạc ở nước ngoài thôi. Những người yêu âm nhạc trên thế giới sẽ cảm thấy thế nào khi đọc các bài báo và nghe giọng của chú chứ. Con ko dám đưa những bài hát của chú cho giáo viên nghe, có thể họ sẽ phản ứng mạnh hơn con bây giờ nữa, con có thể tưởng tượng họ sẽ làm cho ra lẽ.
Nếu những nhận xét của con là sai, xin chú làm ơn chứng minh là con sai, chính con cũng muốn là mình sai. Chú hãy hát những bài như Der Erlkönig, lascia ch'io pianga, hay những bản arias từ thời Baroque xem, bất cứ cái gì chứng minh là chú có đủ kỹ thuật của 1 soprano. Giọng chú khá flexible, nhưng vẫn chưa đủ. Con cũng biết nỗi khổ khi theo học âm nhạc, tất cả chỉ có luyện tập mà thôi. Những chất giọng huyền thoại ví dụ như Klaus Nomi, chỉ có được danh tiếng nhờ cuộc đời gian khổ và cái chết vì bệnh AIDS. Giọng ca có được nhờ những ngày tháng khổ cực và đau dớn do bệnh tật mới trở thành bất tử. Còn chú, chú có nghĩ là chú có đủ khả năng để sánh được với thậm chí 1 countertenor như Nomi ko? chứ đừng nói đến 1 soprano và thậm chí đến 1 castrato. Con nghĩ rằng nếu chú đã tự nhận mình học âm nhạc ở các trường danh tiếng, chú phải biết những đau khổ về thể xác và tin thần mà các male sopranos và các castrato trong lịch sử phải trải qua.
Giáo viên của con rất khắc khe, họ rất yêu âm nhạc, và sẵn sàng đuổi 1 sinh viên ra khỏi lớp chỉ vì sinh viên đó lỡ phát biểu 1 câu nông cạn về Farinelli. Còn âm nhạc Vn đã quá tuột hậu rồi, xin làm ơn đừng kéo nó xuống thêm nữa.