INTRODUCTION

7.5.11

Copier-Coller

Ou comment faire du déjà publié.
On peut comprendre qu'un simple blogueur (moi) fasse du copier-coller de divers documents collectés sur internet (en mentionnant toujours la source).
Mais de la part d'une journaliste, ça fait désordre. avec une impression de déjà vu.
(bon, c'est vrai que l'on "(re) parle " de moi à la fin :b)



logo


Cộng đồng người Việt ở Nouméa và hành trình đi tìm nguồn cội (04/04/2011)

Nouméa là thủ đô của Tân Thế Giới (Grand Terre) bao gồm các hòn đảo được mệnh danh “Paris của Thái Bình Dương”. Khoảng năm 1854, nơi này được người Pháp xây dựng làm cảng biển. Từ năm 1866, họ bắt đầu di dân một số người Việt đến sống và làm việc, số di dân gốc Việt nay trở thành người địa phương và con cháu họ ngày nay trở thành một cộng đồng đáng kể, chiếm khoảng 1,6 % trong số gần 200 nghìn cư dân của Nouméa.

Bà Bùi Thị Én, thương gia ở Noumea cho biết: “Các cụ đi phu ngày xưa thường mở các lớp dạy tiếng Việt cho các trẻ mỗi tối. Ở nhà bắt buộc phải nói tiếng Việt. Đến khi tôi có con cũng giữ đúng nguyên tắc như vậy”. Vì thế đa phần người Việt thế hệ thứ hai trên đảo hiện có thể nói tiếng Việt như người Việt.

Sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Nouméa gắn liền với sinh hoạt của chùa và nhà thờ. Họ cũng lập ra Nhà Việt Nam, Hội Ái hữu người Việt (Amicale Vietnamienne) và tổ chức các lớp dạy tiếng Việt, dạy võ thuật, dạy thiền cho những ai muốn tham gia. Như đã nói, người Việt ở Nouméa phần lớn đều thành đạt. Ông Trần Lương Vị, sinh năm 1952, qua Tân Đảo theo diện di dân. Theo cách nói của mình, ông là một người tay trắng làm nên dù mới qua Nouméa khoảng mười mấy năm, nhưng đã dành dụm tiền mua được một tiệm chuyên bán tạp hóa với giá gần 60 triệu đồng Franc (khoảng 900 nghìn USD) để gia đình sinh sống. Ông cho biết: “Cũng như gia đình tôi, người Việt mình tại đây phần lớn kiếm sống bằng nghề buôn bán. Nếu so sánh với người Pháp da trắng, người Việt thua hẳn về phương diện thương mại và công quyền, nhưng với người đa đen và người bản xứ thì người Việt lại vượt xa bởi thường là chủ nhân của các cửa tiệm như tạp hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị...”

Đáng chú ý, tại nghĩa địa Voh nằm ở cây số 4 theo hướng đi lên phía bắc của thủ đô Nouméa có những ngôi mộ cổ của người Việt lập từ năm 1909 có ghi rõ quốc hiệu “Đại Nam quốc” bằng chữ Hán. Đặc biệt sau năm 1945, không ít bia mộ còn chạm khắc rõ ràng quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Theo lời cô giáo người Pháp Stéphane Pannoux hiện đang giảng dạy môn lịch sử tại Trường Đại học Grand Terre: “Những mộ bia tương tự ở khắp Nouméa, đặc biệt nơi trước kia từng là các trại tập trung của người chân đăng (tiếng Pháp gọi “D’engager” nghĩa là người đăng ký tình nguyện sang Tân thế giới theo nghề phu mỏ phục vụ cho thực dân Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II) sinh sống đã cho ra một kết quả chung: phần lớn các mộ của người chân đăng, có gốc tích khắp các tỉnh thành Bắc bộ như Nam Định, Hải Dương, Thái Bình... Chúng tôi đang cố gắng làm sáng tỏ gốc tích các ngôi mộ và chứng minh đó là mộ phần của người Việt, trong đó có mộ phần của các nghĩa quân khởi nghĩa bị đưa đi lưu đày, số còn lại là của người chân đăng Việt Nam. Nói chung, khi nhìn thấy các mộ phần, tôi thực sự xúc động và ấn tượng bởi các ký tự kỳ lạ trên bia mộ khiến tôi quyết định phải tìm hiểu về nó. Nhưng cũng thật vui khi nghiên cứu của tôi giúp cho các bạn Việt Nam ở đây hiểu hơn về cha ông mình, và đây cũng là một bài giảng rất thú vị luôn hấp dẫn các học trò ở bộ môn lịch sử trong Trường Đại học tại Nouméa...”

Anh Bùi Hiệp - thế hệ người chân đăng thứ ba đang sinh sống tại Nouméa, thành viên Hội Ái hữu, dù tiếng Việt rất hạn chế nhưng cũng hăng say sưu tầm tài liệu, hình ảnh và bất cứ thứ gì liên quan đến câu chuyện về “người chân đăng” chỉ với mong muốn: “Để cho người Việt ở đây hiểu về lịch sử và nguồn gốc xuất hiện của người chân đăng và mong muốn những tư liệu người chân đăng sẽ cụ thể hoá bằng một đài tưởng niệm, hay một tấm bia ghi công những người chân đăng trên quần đảo ngoài khơi Thái Bình Dương này.

Như Quỳnh